Video Information
Để có thể lắp đặt một trạm cân ô tô điện tử tiêu chuẩn thì việc nắm rõ nguyên lý hoạt động của cân ô tô là một việc hết sức quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết cho các bạn.
Bạn có biết nguyên lý hoạt động của cân ô tô điện tử
Cân ô tô điện tử hoạt động theo nguyên lý chuyển đổi tín hiệu điện thành tín hiệu số. Các bộ phận chính của cân ô tô điện tử được phân biệt theo tên gọi, nhiệm vụ và chức năng:
- Sàn cân (Flatform): là bộ phận chịu lực chính của cân. Cân có trọng lượng lớn, đòi hỏi phải có hệ thống móng vững chắc để đặt sàn cân.
- Cảm biến trọng lượng (Loadcells): biến đổi trọng lượng thành tín hiệu điện rồi truyền về đầu đọc thông qua hộp nối dây.
- Đầu hiển thị (Indicator) hay gọi là đầu cân: nhận tín hiệu từ loadcells truyền về, giải mã thành dữ liệu theo dạng số liệu.
- Hộp nối dây: có tác dụng đấu nối nhiều tín hiệu của loadcells lại thành một và truyền về đầu cân, hộp nối dây có tác dụng cân chỉnh tín hiệu của các loadcell cho bằng nhau.
- Phụ kiện khác: Bảng đèn Led (bảng chỉ thị số to), máy tính, máy in, UPS, …
- Phần mềm quản lý dữ liệu: quản lý dữ liệu cân. Cho phép in ngay phiếu cân khi xe qua bàn cân, tập hợp, thống kê, tính toán số liệu cân một cách chính xác, nhanh chóng.
>>Đọc chi tiết hơn về nguyên lý hoạt động của cân ô tô điện tử
Trạm cân ô tô điện tử tiêu chuẩn là gì?
Trạm cân ô tô điện tử tiêu chuẩn là hệ thống trạm cân đạt chuẩn cấp 3 về độ chính xác, đáp ứng đầy đủ các chế độ an toàn, cảnh báo và dễ dàng cho xe ra, vào, khi vận hành hệ thống trạm dễ dàng, chính xác.
Ở Việt Nam chúng ta thường sử dụng hệ thống trạm cân ô tô điện tử với các kiểu cân chính sau:
- Kiểu trạm cân điện tử kiểu nổi
- Trạm cân ô tô điện tử nửa nổi.
- Trạm cân điện tử kiểu chìm.
- trạm cân điện tử tiêu chuẩn
Nhưng hiện nay thực tế chúng tôi luôn khuyên quý khách hàng tùy thuộc vào địa hình của mình có thể lắp hệ thống trạm cân khách nhau.
Nhưng phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng hệ thống trạm cân được kiểm định, thanh kiểm tra chuẩn xác của cơ quan chức năng.
Có đầy đủ hệ thống cảnh báo an toàn, đảm bảo phương tiện lưu thông qua lại trạm cân dễ dàng. An toàn tuyệt đối.
Sau đây là 1 số ưu nhược điểm của 1 số loại trạm cân trước khi quyết định quý khách hàng nên tham khảo:
- Ưu điểm cân ô tô, xe tải kiểu nổi: Dễ dàng trong việc bảo quản, bảo hành và sửa chữa, các loại cân nổi thường có độ bền cao hơn cân chìm vì thường xuyên được khô ráo, không bị ẩm ướt, việc vệ sinh và bảo quản dễ dàng hơn giúp cho cân được bền hơn. Loại cân ô tô kiểu nổi thường được khách hàng lựa chọn nhiều hơn cân chìm.
- Nhược điểm: Khi xây dựng trạm cân ô tô kiểu nổi sẽ tốn diện tích hơn vì phải làm cầu dẫn lên xuống ở hai đầu - mỗi đầu cần thêm 2,5m cho chiều dài và 3 m cho chiều ngang làm cầu dẫn để xe tải có thể lên xuống.
Theo khocandientu.com
0 Comment